Từ ngữ địa phương luôn là một trong những “đặc sản” riêng của vốn liếng tiếng Việt. Khi đến một vùng đất mới, bạn có thể được nghe rất nhiều những từ ngữ địa phương mà ngay khi chưa hiểu, bạn vẫn cảm thấy thực sự thú vị và hứng thú. Ví dụ như từ “khu mấn – tru trốc” của miền Trung. Bạn đang thắc mắc khu mấn là gì và tru trốc là cái gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của bạn!
Khu mấn là gì? Trốc tru là cái gì?
Bạn đang tò mò về sự kết hợp giữa hai thuật ngữ này đúng không? Hãy đọc ngay giải đáp dưới đây nhé!
Khu mấn là gì?
Khu mấn là một từ ngữ địa phương của vùng đất Nghệ An. Hai từ khu – mấn theo phương ngữ Nghệ An là mông – váy. Bởi vậy, nếu ai đó mời bạn ăn quả khu mấn thì đừng vội mừng hay nghĩ nó là một loại trái cây thật nhé!
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, rất nhiều người phụ nữ ở vùng Nghệ Tĩnh đều mặc váy đen đi làm đồng ruộng. Sau những giờ lao động hăng say, các bà, các mẹ sẽ ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện mà không chú ý phần mông mặc váy đen đã bị dính bẩn. Càng lâu thì lớp vải ấy càng quện đất, cát và trở nên bẩn hơn.
Khu mấn chính là chỉ phần mông bị bẩn, bị đen ấy. Bởi vậy, nó có nghĩa là mông váy vừa xấu vừa bẩn. Cụm từ “quả khu mấn là gì?” có lẽ bạn cũng hiểu rồi đúng không?
Theo nghĩa bóng, cụm từ này còn được dùng để chỉ những việc làm hay thái độ về đối tượng người sử dụng mà người nói vốn không thích.
Trốc tru tiếng miền trung là gì?
Tương tự như “khu mấn”, “trốc tru là gì?” cũng là một trong những thắc mắc của nhiều người. Trốc tru là một từ lóng địa phương được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân Nghệ An. Trong đó “trốc” = cái đầu, “tru” = con trâu.
Cụm từ này ý chỉ những người bướng bỉnh, ngang ngược, nói nhiều lần mà vẫn chứng nào tật nấy, không tiếp thu và không thay đổi. Tuy nhiên, cụm từ này mang ý nghĩa trêu đùa chứ không phải chỉ trích nặng nề.
Những phương ngữ Nghệ An phổ biến
Ngoài những từ ngữ như “trốc tru” hay “khu mấn” vừa tìm hiểu, Nghệ An còn rất nhiều phương ngữ cực kỳ lạ mà rất thú vị mà có thể bạn chưa biết tới. Cùng theo dõi ngay dưới đây để vận dụng trong giao tiếp khi tới vùng đất Nghệ đầy thân yêu này nhé!
STT | Phương ngữ Nghệ An | Ý nghĩa |
1 | Cái cươi | Cái sân |
2 | Cái chủi | Cái chổi |
3 | Cái đọi | Cái bát |
4 | Ngẩn | Ngốc |
5 | Chưởi | Chửi |
6 | Cái vung/vàng | Cái nắp nồi |
7 | Trửa | Giữa, trên… |
8 | Đàng | Đường |
9 | Cái nớ | Cái đó, cái kia |
10 | Trấp vả | Đùi |
11 | Cấy | Cái |
12 | Nác | Nước |
13 | Bổ | Ngã |
14 | Gưởi | Gửi |
15 | Hun | Hôn |
16 | Tau | Tao, tớ |
17 | Choa | Chúng tao |
18 | Mi | Mày |
19 | Lũ bây | Các bạn |
20 | Hấn | Hắn, nó |
Trên đây là giải đáp của Đảo học thuật về thắc mắc “khu mấn là gì?”, “trốc tru là cái gì?”. Từ đó cũng giúp các bạn biết được “trái khu mấn là trái gì?” Hi vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu và gần gũi với mảnh đất Nghệ An nói riêng và miền Trung nói chung. Theo dõi chúng tôi để đọc tin hay mỗi ngày nhé! Chúc các bạn đọc báo vui vẻ!