Có rất nhiều người đang tìm hiểu về hệ mặt trời và các ngôi sao trong nó. Khi tìm hiểu về ngôi sao Venus, không ít người thắc mắc về đặc điểm của nó như kích thước và vị trí trong hệ mặt trời. Venus là một trong những hành tinh trong hệ mặt trời, nó nằm gần Mặt trời hơn so với Trái đất và là hành tinh thứ hai từ Mặt trời.
Khi nhìn từ Trái đất, Venus sáng nhất trên bầu trời, chỉ đứng sau Mặt trời và Mặt trăng. Ngoài ra, Venus có một nhiệt độ bề mặt rất cao, lên tới hơn 460 độ C. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về ngôi sao này và những đặc điểm thú vị của nó.
Venus là sao gì?
Venus hay còn gọi là Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, quay quanh nó trong chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Với cấp sao biểu kiến bằng -4.6, đó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, chỉ sau Mặt Trăng. Sao Kim được sếp vào nhóm hành tinh đá.
Thông tin về Sao Kim:
- Diện tích bề mặt: 460.200.000 km²
- Khoảng cách từ Sao Kim đến Mặt Trời: 108.200.000 km
- Mật độ: 5,24 g/cm³
- Bán kính: 6.051,8 km
- Khối lượng: 4,867E24 kg (0,815 M⊕)
- Tọa độ: RA 1h 1m 47s | Độ nghiêng +4° 34′ 1″
- Quỹ đạo: Mặt Trời
Sao Kim (còn được gọi là Kim tinh, chữ Hán: 金星, Thái Bạch, Thái Bạch Kim tinh, tiếng Anh: Venus) là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất. Vì vậy, Sao Kim không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời, góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°.
Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do đó dân gian còn gọi nó là sao Hôm khi hành tinh này hiện lên lúc hoàng hôn, và sao Mai khi hành tinh này hiện lên lúc bình minh.
Tìm hiểu Sao bắc đẩu nằm trong chòm sao nào?
Đặc trưng – Cấu tạo của sao kim
Sao Kim là một trong bốn hành tinh đá trong hệ Mặt Trời, gần giống với Trái Đất về khối lượng và kích thước. Nó có đường kính chỉ nhỏ hơn 650 km của Trái Đất và khối lượng bằng 81,5% khối lượng Trái Đất. Địa hình trên Sao Kim rất khác với Trái Đất do bầu khí quyển cacbon dioxide rất dày. Cacbon dioxide chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển và nitơ chiếm phần còn lại.
Địa chất bề mặt
Ảnh radar toàn cầu bề mặt Sao Kim từ tàu Magellan chụp trong giai đoạn 1990–1994.
Sao Kim hiện lên có sự ảnh hưởng của hoạt động núi lửa. Sao Kim từng có số núi lửa nhiều hơn Trái Đất, và có 167 núi lửa có đường kính trên 100 km. Vùng chứa nhiều núi lửa như thế duy nhất trên Trái Đất tại đảo Lớn của Hawaii. Đây không phải vì Sao Kim có nhiều hoạt động núi lửa hơn Trái Đất mà bởi vì lớp vỏ của nó già hơn.
Có khoảng 1.000 hố va chạm phân bố khắp bề mặt Sao Kim. Trên những thiên thể khác như Trái Đất hay Mặt Trăng, các hố va chạm thể hiện quá trình biến mất dần của chúng. Trên Mặt Trăng, sự biến mất là do những thiên thạch theo thời gian rơi xuống làm mờ đi hố già tuổi hơn, trong khi trên Trái Đất, miệng hố bị phong hóa bởi mưa và gió.
Trên Sao Kim, khoảng 85% hố va chạm vẫn còn ở trạng thái nguyên thủy. Số lượng hố va chạm, cùng với điều kiện được “bảo tồn” tốt của chúng, cho thấy hành tinh trải qua lần tái tạo bề mặt gần đây nhất cách khoảng 300–600 triệu năm trước, đi kèm với sự tắt dần của các núi lửa. Trong khi lớp vỏ Trái Đất liên tục chuyển động, các nhà khoa học nghĩ rằng trên Sao Kim các vỏ không có sự di chuyển này.
Các hố va chạm trên Sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km, bởi vì do khí quyển dày đặc cản trở các vật thể rơi từ ngoài vũ trụ. Các vật với động năng nhỏ hơn một giá trị xác định bị hãm chậm lại khi nó rơi vào bầu khí quyển, và nếu động năng hoặc kích cỡ nhỏ chúng không tạo ra một hố va chạm được. Mưa axit: Thành phần khí quyển chủ yếu của sao Kim là cacbonic và những lớp mây nóng bỏng dày đặc chứa sunfuric đã hình thành các trận mưa axit sunfuric tàn phá bề mặt hành tinh.
Ngoài ra địa hình của Sao Kim khoảng 80% diện tích bề mặt Sao Kim bao phủ bởi những đống bằng núi lửa phẳng, hay 70% đồng bằng có những rặng núi và 10% đồng bằng có thùy. Do áp lực khí quyển đè lên hành tinh này khá lớn nên ngay cả khi các thiên thạch rơi vào hành tinh cũng không tạo ra nhiêu biến dạng vì đất đá bị không khí ném chặt xuống khiến chúng không thể rơi vãi lung tung.
Cấu trúc bên trong
Minh họa một khả năng cho cấu trúc bên trong Sao Kim.
Các nhà khoa học có ít thông tin trực tiếp liên quan đến cấu trúc bên trong và địa hóa học của Sao Kim. Sự gần giống về đường kính và khối lượng riêng giữa Sao Kim và Trái Đất gợi ra khả năng chúng có cấu trúc bên trong cũng tương tự nhau: gồm lõi hành tinh, lớp phủ, và lớp vỏ.
Giống như Trái Đất, lõi Sao Kim ít nhất ở trạng thái lỏng một phần bởi vì hai hành tinh có quá trình lạnh/tiêu tán nhiệt bên trong với cùng một tốc độ. Đường kính nhỏ hơn của Sao Kim cho thấy những phần sâu bên trong hành tinh chịu áp suất nhỏ hơn so với của Trái Đất.
Sự khác nhau chính yếu giữa hai hành tinh đó là các nhà khoa học chưa có chứng cứ về hoạt động kiến tạo mảng trên Sao Kim, có thể bởi vì lớp vỏ quá cứng để có thể xảy ra hút chìm mảng lục địa, mà không có nước lỏng để chúng có thể trượt lên nhau.
Kết quả này dẫn đến giảm sự mất mát nội nhiệt hành tinh, kéo dài thời gian hành tinh bị lạnh đi và có thể là một phần giải thích cho hành tinh không có một từ trường toàn cầu. Thay vì vậy, nội nhiệt của Sao Kim bị mất trong quá trình tái tạo bề mặt tuần hoàn theo chu kỳ hàng trăm triệu năm.
Vị trí của sao kim – Venus trong hệ mặt trời
Sao Kim là hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt Trời và có quỹ đạo quay là 224,7 ngày Trái Đất. Vì Sao Kim nhanh hơn Trái Đất, nó đã được quan sát cẩn thận hơn, giúp các nhà khoa học khám phá ra nhiều bí ẩn hơn về hành tinh này. Sao Kim cũng được biết đến với tên gọi “Nữ thần tình yêu” vì sự rực rỡ của nó trên bầu trời đêm.
Ngoài ra, hành tinh này cũng có một khí quyển đặc biệt, màu vàng sáng, do sự hiện diện của các hạt bụi và khí sulfuric. Sao Kim cũng có nhiều đặc điểm độc đáo khác, như không có mặt đất cứng, không có mặt trăng và quỹ đạo quay nghịch chiều so với các hành tinh khác.
Sao kim có nước không ?
Mặc dù khó có khả năng có sự sống gần bề mặt Sao Kim, nhưng ở những độ cao trên 50 km, nhiệt độ còn cho phép nước tồn tại dưới dạng lỏng. Vì vậy, vẫn có ý kiến cho rằng trong bầu khí quyển của Sao Kim vẫn có khả năng có sự sống.
Sao kim có nóng không ?
Sao Kim có khí quyển dày gấp 100 lần Trái Đất, với chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ trung bình là khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy thiếc và chì. Sao Kim nhỏ hơn một nửa chiều rộng nước Mỹ và nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ hành tinh lớn nào khác.
Sao Kim không có hoạt động kiến tạo mảng để tiêu tán nhiệt ra khỏi lớp phủ, thay vào đó Sao Kim trải qua chu trình tuần hoàn trong đó nhiệt độ lớp phủ tăng cao cho đến khi đạt nhiệt độ tới hạn làm yếu/tan chảy lớp vỏ. Do vậy trong chu kỳ trên 100 triệu năm, sự hút chìm xuất hiện trên hầu như toàn bộ hành tinh, làm tái tạo mới hoàn toàn bề mặt lớp vỏ.
[adinserter block="5"]