Hệ thống âm thanh phòng họp có thể kết hợp với âm thanh hội trường hay không?

Hệ thống âm thanh phòng họp có thể kết hợp với âm thanh hội trường hay không? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của không ít người, khi có nhu cầu lắp đặt dàn âm thanh trong phòng họp lớn hoặc phòng hội trường có phục vụ cho các cuộc họp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của daohocthuat, để tìm ra lời giải đáp cụ thể cho vấn đề này nhé!

Có thể kết hợp âm thanh phòng họp và âm thanh hội trường

Có thể kết hợp âm thanh phòng họp và âm thanh hội trường

1. Định nghĩa âm thanh hội trường, âm thanh phòng họp

Muốn biết có thể kết hợp âm thanh phòng họp cùng âm thanh hội trường được không thì đầu tiên, bạn cần hiểu rõ định nghĩa của chúng.

1.1. Âm thanh phòng họp là gì?

Đây là hệ thống các thiết bị âm thanh lắp đặt tại các cơ quan, công sở. Nhằm mục đích phục vụ cho công việc, các cuộc họp giúp tăng khả năng trao đổi thông tin. Từ đó, thống nhất ý kiến và đưa ra quyết định cuối cùng nâng cao hiệu quả công việc.

1.2. Âm thanh hội trường là gì?

Đây là sự kết hợp của các thiết bị khác nhau theo quy chuẩn nhất định, lắp đặt trong không gian hội trường. Phục vụ cho các sự kiện, chương trình văn nghệ,… nhằm truyền tải thông tin và thỏa mãn người nghe. Nó thường sử dụng các sản phẩm có công suất lớn và đòi hỏi người vận hành cần có kiến thức chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm.

Âm thanh hội trường và âm thanh phòng họp phục vụ cho các mục đích riêng

Âm thanh hội trường và âm thanh phòng họp phục vụ cho các mục đích riêng

2. Có thể kết hợp âm thanh phòng họp với âm thanh hội trường không?

Câu trả lời là Có. Bạn có thể kết hợp 2 âm thanh phòng họp và hội trường với nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Dưới đây là những tiêu chuẩn của một dàn âm thanh phòng họp hội trường chuyên nghiệp:

  • Âm thanh phát ra rõ ràng, chân thực đem lại sự dễ chịu cho người nghe.
  • Âm thanh chủ yếu là tái tạo giọng nói nên cần giữ được đúng ngữ điệu của người nói.
  • Âm thanh dàn đều khắp phòng, không bị to quá hoặc nhỏ quá tại bất kỳ điểm nào đó.
  • Các thiết bị dễ điều chỉnh, dễ kết nối cùng những thành phần khác bên ngoài.
  • Giảm thiểu tối đa hiện tượng hú, rít, tạp âm. Nếu là âm thanh biểu diễn thì cho phép độ sôi động nhưng trong phòng họp thì cần yên tĩnh.

Tuy nhiên, để làm được điều này thì bạn nên nhờ tới những chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh. Họ có sự am hiểu sâu rộng cùng những trải nghiệm thực tế nên sẽ đưa ra được giải pháp tối ưu. Không nên tự ý phối hợp các sản phẩm âm thanh một cách tùy tiện, nếu bạn không muốn phá hỏng mọi thứ.

Việc lắp đặt âm thanh hội trường với phòng họp cần người có chuyên môn thực hiện

Việc lắp đặt âm thanh hội trường với phòng họp cần người có chuyên môn thực hiện

3.Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp, hội trường

Hệ thống âm thanh hội trường hiện nay thường có thêm nhu cầu đó là sử dụng để tổ chức các cuộc họp hay phòng họp thì có sân khấu biểu diễn. Trong những trường hợp này, bạn nên kết hợp giữa 2 dàn âm thanh này với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

3.1. Các thiết bị trong dàn âm thanh

– Loa: Cần chọn loại loa có chất lượng tốt như loa hội trường, loa sub. Trong đó, loa hội trường đem đến tín hiệu âm thanh chuẩn. Còn loa sub có tác dụng nâng cao tín hiệu giúp tăng tính chuyên nghiệp.

– Mixer: Bộ âm thanh trong phòng họp, hội trường cần có mixer để đáp ứng đầy đủ các thao tác tùy chỉnh về đặc điểm đường tiếng. Ví dụ như khi âm trầm quá hoặc cao quá thì bạn có thể dùng mixer chỉnh về mức hợp lý.

– Micro: Thường mọi người hay sử dụng micro không dây và micro cổ ngỗng. Yêu cầu chung của micro là tiếng phải trong, sạch vì nó kết hợp cho cả bộ âm thanh hội trường và phòng họp.

– Cục đẩy công suất: Phòng họp thông thường có diện tích nhỏ thì chỉ cần dùng amply nhưng khi yêu cầu phục vụ cho cả hoạt động biểu diễn như trong hội trường thì cần cục đẩy công suất. Như vậy, mới đảm bảo được tiêu chuẩn về chất âm phát ra.

Các thiết bị âm thanh phòng họp hội trường cơ bản

Các thiết bị âm thanh phòng họp hội trường cơ bản

3.2. Những điều quan trọng cần lưu ý

Âm thanh phòng họp kết hợp cùng hội trường khá phức tạp nên trong quá trình thiết kế cũng như lắp đặt, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

– Khảo sát phòng kỹ lưỡng: Cần dành thời gian quan sát, tìm hiểu xem phòng có diện tích bao nhiêu, số lượng ghế ngồi, các đồ vật bên trong gồm những gì. Từ đó, lựa chọn thiết bị phù hợp với đặc điểm không gian.

– Áp dụng các biện pháp cách âm: Khi gặp các vật cản thô cứng thì âm thanh dễ bị khuếch tán. Do đó, hãy sắp xếp đồ đạc trong phòng sao cho khoa học, hạn chế treo những đồ này. Đồng thời, dùng xốp hoặc vải nhung cách âm tường.

– Đặt loa ở vị trí hợp lý: Cần đặt loa xa tường và sàn nhà, hướng về phía người nghe, khoảng cách giữa các loa vừa phải để âm thanh dàn trải khắp phòng.

– Các thiết bị tương thích với nhau: Chỉ khi các thành phần trong hệ thống âm thanh đồng bộ, tương thích thì mới hoạt động ổn định và phát huy được hết công năng của chúng.

Đến đây, các bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi: Hệ thống âm thanh phòng họp có thể kết hợp cùng âm thanh hội trường hay không rồi chứ. Nếu còn điều gì băn khoăn hay có nhu cầu lắp đặt dàn âm thanh chuyên nghiệp, quý khách hãy gọi ngay cho Audio Hải Hưng theo số hotline: 0977 060 286 hoặc truy cập website lapdatamthanh.com để tìm hiểu chi tiết hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Chúng tôi đợi phản hồi từ bạn

Leave a reply

Đảo Học Thuật
Logo